Năm đó, tại một ngôi làng xa xôi trên một ngọn núi hoang vu, người ta đón Tết trong sự kinh hãi tột độ, hoài nghi đau đáu và giận dữ khôn cùng trước sự ập tới của những bi kich tàn khốc.
Ngôi làng ấy vốn dĩ không có tên, nhưng những người nơi đây mặc định chốn này là địa ngục. Dân trong làng không ai dám tự ý băng rừng thoát khỏi làng, càng không biết thế giới bên ngoài rộng lớn như thế nào, bởi lẽ họ sợ người khác sẽ biết rằng bản thân mình vốn là hậu duệ của băng cướp khét tiếng ở truông nhà Hồ dưới thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Vào một đêm cuối năm rét buốt, ông Thập – người duy nhất có thể ra khỏi làng – được báo mộng bởi một âm hồn mặc quan phục màu đỏ rực. Làng Địa Ngục sắp gặp họa lớn!
Thành danh bằng những tác phẩm văn học kinh dị đậm chất Việt Nam được phát hành qua mạng, lần này tác giả Thảo Trang tiếp tục mang đến một câu chuyện hấp dẫn, mở ra một thế giới huyền bí với những sinh vật, thế lực siêu linh mà người đọc không bao giờ hết hứng thú, để lại những dư âm không phai khi gấp sách lại.
Xem thêm
Quả thực mình không muốn bắt bẻ gì cả, nhưng cũng phải nói là, tác giả cứ lặp từ liên tục, nào là "An Giản hiện về", "Giặc phương bắc", "người đàn ông Mãn Châu", "bọn cướp băng đảng", liên tục cho tới khi kết thúc câu chuyện, mình không biết tác giả viết lặp từ này có dụng ý gì, nhưng trong văn học hay bất kỳ cái gì, việc nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp từ ngữ là để người đọc ghi nhớ từ ngữ mà tác giả muốn đọc giả phải nhớ. Nhưng, trong truyện thì khác, bạn có thể viết một vài lần để người đọc nhớ là được, nhưng cứ lặp đi lặp lại từ đầu chí cuối là việc hết sức “vô duyên,” vụng về, vì nó sẽ làm đọc giả khó chịu, phát ngán, đến độ mình phải phát cáu và nói “dạ thưa chị, em biết rồi, em khổ quá tác giả ơi! đừng nhắc nữa!. Sau đó, mình tự hỏi rằng có phải tác giả viết rất nhiều chữ trong bản nháp "Tết ở làng Địa Ngục", sau đó chỉnh chu lại, gọn bớt lại thành một bản hoàn chỉnh, nhưng tình trạng đó lại dẫn tới sự thiếu sót như thế này.