“...Tôi nghĩ rằng xử tử kẻ trộm là không hợp pháp; và rõ ràng rằng điều đó là vô lý… khi mà một tên trộm và một kẻ giết người bị trừng phạt ngang nhau. Bởi vì nếu một tên cướp nhận ra rằng nguy cơ mà hắn phải đối mặt khi bị buộc tội trộm cắp giống như khi hắn phạm tội giết ... Xem thêm
Đứng trước sự chênh vênh cuộc đời, sự cô đơn của trưởng thành, liệu bạn có đang tự giết chết tuổi trẻ bằng buồn chán và tuyệt vọng? Loay hoay giữa những ngã rẽ cuộc đời, thật khó để tìm được một người định hướng đúng đắn. Vậy hãy lật mở từ... Xem thêm
Cùng với tất cả nỗi đau mà tôi cảm nhận từ chứng trầm cảm, tôi cũng liên tục trải qua một sự day dứt lương tâm rất kỳ lạ. Sự day dứt lương tâm của tôi gồm hai phần: Phần đầu tiên là về việc lo lắ... Xem thêm
Cuốn sách không chỉ cung cấp những lời khuyên thiết thực về cách thay đổi cuộc sống, mà còn giúp bạn tìm kiếm hạnh phúc trong chính bản thân mình. Tác giả khuyến khích bạn hãy tự khám phá bản thân, tìm hiểu sở thích, đam mê của mình và sống một cuộc sống có ý nghĩ... Xem thêm
Việc nói rằng bạn đã đọc một cuốn sách hay có một quan điểm cứng rắn về chính trị trở thành một hành động thể hiện sự vượt trội, trong khi thực tế là việc có kiến thức về những điều này và quan tâm đến chúng lại mang đến cho Marianne một cơ hội dễ dàng để hòa nhập ... Xem thêm
Mặc dù đề cập đến những chủ đề phức tạp như tiến hóa, sinh học và lịch sử nhân loại, "Sapiens" được viết một cách dễ hiểu, rõ ràng và hấp dẫn. Harari sử dụng ngôn từ đơn giản, kể chuyện một cách mạch lạc, giúp cuốn sách dễ dàng tiếp cận đối với những độc giả không có nền tảng chuyên sâ... Xem thêm
Mặc dù câu chuyện của Dave Pelzer mang thông điệp mạnh mẽ, nhưng cách trình bày lại không phù hợp với mọi đối tượng. Đối với người trưởng thành, đây có thể là bài học đáng giá, nhưng đối với trẻ vị thành niên, nội dung đau thương này dễ dẫn đến sự hiểu lầm hoặc phản ứng tiêu cực. Bên ... Xem thêm
Mặc dù cuốn sách chứa đựng nhiều câu chuyện cá nhân, một số độc giả có thể cảm thấy thiếu những ví dụ cụ thể và thực tế hơn về cách áp dụng các nguyên tắc vào cuộc sống hàng ngày. Những câu chuyện thành công có thể mang lại động lực, nhưng nếu thiếu sự chi tiết và cụ thể, độc giả ... Xem thêm
Thực ra khi chọn cuốn sách này, mình đã kì vọng cuốn sách nêu ra một số chiến thuật giúp cải thiện các tình huống khủng hoảng cảm xúc và giữ vững tâm thế kiên định trong mọi trường hợp. Tuy nhiên sau khi đọc thì mình nghĩ đổi tên thành “Cân bằng cảm xúc, ... Xem thêm
Thực ra khi chọn cuốn sách này, mình đã kì vọng cuốn sách nêu ra một số chiến thuật giúp cải thiện các tình huống khủng hoảng cảm xúc và giữ vững tâm thế kiên định trong mọi trường hợp. Tuy nhiên sau khi đọc thì mình nghĩ đổi tên thành “Cân bằng cảm xúc, hạnh phúc trong tay”, có vẻ phù hợp, bởi cuốn sách tập trung vào khoa học bộ não, tâm lý học hành vi và các nghiên cứu xã hội học xoay quanh những yếu tố tác động đến “hạnh phúc”, hay đúng hơn là “cảm giác hạnh phúc” trên các thang điểm đánh giá cụ thể. Có thể bởi mình đọc nhiều sách về tâm lý học hành vi như: Tư duy nhanh và chậm, Phi lý trí, Lẽ phải của phi lý trí, Tôi là ai và Nếu vậy thì bao nhiêu, cũng như nhiều video trên Tedtalks về khoa học hạnh phúc nên thấy các nội dung đưa ra trong cuốn sách này không có gì mới. Nhưng, không thể phủ nhận rằng đây là một cuốn sách khá thú vị, cách sắp xếp các chương, các luận điểm rõ ràng, logic với dẫn chứng cụ thể. Và một điểm nữa là nó phù hợp toàn bộ với các quan điểm về hạnh phúc mà mình hay đọc trong các cuốn sách của Thầy Thích Nhất Hạnh, chưa bao giờ thấy các quan điểm Phật Giáo là trừu tượng và phi khoa học cả, nếu có thì phải chăng là bởi mình chưa đủ hiểu.
Tóm tắt 8 chương sách:
I - Chương 1: Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc
1- Giống như năng lực thể chất, năng lực hạnh phúc cũng bao gồm các thành phần gen, chúng ta gọi mức độ một người cảm nhận về hạnh phúc là “điểm chuẩn hạnh phúc”, thì điểm chuẩn hạnh phúc quyết định bởi 50% gen, 40% thái độ và 10% trải nghiệm. Nghĩa là, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ của mình để cảm thấy hạnh phúc hơn.
2- Liệu pháp nhận thức - hành vi, hay liệu pháp CBT (Cognitive Behaviroural Therapy), là một liệu pháp chữa trị bằng lời nói, dựa trên lý thuyết rằng các cuộc đối thoại nội tâm của chúng ta sẽ chịu trách nhiệm cho hành vi và cảm xúc. Theo liệu pháp này, không phải những chuyện xảy ra ảnh hưởng tới chúng ta, mà là cách chúng ta suy nghĩ về chuyện ấy. Mô hình hữu ích của liệu pháp này là ABC, với A- Activating Event (động cơ, hay sự việc xảy ra), B- Belief (niềm tin) và C- consequences (kết quả). Như vậy việc chúng ta thay đổi B sẽ dẫn đến thay đổi C, cùng một sự việc nhìn nhận theo hướng tích cực có thể tạo ra kết quả tích cực.
3- Hai bài tập giúp giảm thiểu các cảm xúc/suy nghĩ tiêu cực: bài tập “ngừng suy nghĩ và bài tập thở bằng bụng”.
4- Sự lạc quan: Sự lạc quan là cần thiết để sống hạnh phúc, tất nhiên! Nhưng “sự lạc quan” cũng có những tác dụng phụ nhất định của nó. Khái niệm “điểm kiểm soát” nội giới và điểm kiểm soát ngoại giới khá hay, những người lạc quan thường có “điểm kiểm soát nội giới” và sống hạnh phúc hơn, tuy nhiên nếu “điểm kiểm soát nội giới“ quá cao, khi gặp vấp ngã dễ có xu hướng đổ lỗi cho bản thân và tổn thương hơn, đồng thời phản ứng phòng vệ với cạm bẫy tiềm tàng kém.
5- Hiệu ứng ngược: Khi chúng ta phớt lờ cảm xúc tiêu cực hay trạng thái không tốt của cảm xúc, chúng càng gây tác động tệ hơn. Cách tốt nhất để “xử lý” chúng là đối diện, gọi đúng tên của chúng, thừa nhận và chuyển hóa chúng. (Mình hay áp dụng điều này khi giải quyết các vấn đề tâm lý của thanh niên Tũn, việc đầu tiên là “mô tả cảm xúc”, và gắn cho nó một cái tên chính xác, rồi cùng phân tích và điều chỉnh. Cách này thật sự rất hiệu quả)
II - Chương hai: Tâm lý học đồng tiền
Đây là một chương mình thích, tập trung vào hai nội dung chính: “Tiền có làm con người hạnh phúc hơn?” Và “Cách tiêu tiền để hạnh phúc hơn".
Về nội dung đầu tiên, kết luận không khác biệt gì so với các bài phổ biến về tương quan giữa tiền bạc và hạnh phúc. Tức là trong một khoảng nhất định về thu nhập, thì mức độ hạnh phúc tăng tỷ lệ thuận với thu nhập kiếm được (tăng cảm giác an toàn và tự do). Tuy nhiên đến một ngưỡng nhất định, thì mức độ hạnh phúc hầu như không còn tăng nữa, ngưỡng đó là thu nhập 25 nghìn bảng/ năm (khoảng 800 triệu).
Nội dung thứ hai: tiêu tiền như thế nào? Tiêu tiền để sở hữu các đồ vật mà ta yêu thích hay tiêu tiền cho các trải nghiệm như đi du lịch, tham gia một khóa học, một chiến dịch thiện nguyện? Theo “hiệu ứng hưởng lạc”, sự vui vẻ hạnh phúc khi sở hữu những món đồ mới sẽ không kéo dài lâu, chúng ta sớm coi nó là bình thường và mức độ hạnh phúc hầu như không tăng lên. Ngược lại, tiêu tiền cho trải nghiệm giúp chúng ta hạnh phúc hơn và cảm xúc hạnh phúc kéo dài hơn rất nhiều, ngay cả mỗi khi ta nhớ về trải nghiệm đó. Mặt khác, “Hạnh phúc là cho đi”, khi tiêu tiền cho người khác (như gây quỹ từ thiện, mua quà tặng, xây dựng các mối quan hệ xã hội) đem lại cảm giác hạnh phúc hơn khi tiêu tiền cho bản thân mình.
III - Chương 3: Lòng biết ơn
Không có bất kì quan điểm nào về hạnh phúc mà thiếu đi “lòng biết ơn”, hay nói cách khác, “ lòng biết ơn“ chính là nguyên liệu quan trọng nhất của món ăn hạnh phúc. Định nghĩa một cách đơn giản về “lòng biết ơn”, đó là chúng ta ghi nhận những điều tốt đẹp trong đời. Nhưng nó còn là một loại cảm xúc, là cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ việc trân trọng một điều tốt đẹp nào đó. Một khi biết ơn cuộc đời, chúng ta không còn cảm thấy sợ hãi, và tất cả những lo âu đã trải qua đều được chuyển hóa thành niềm phấn khích. Khi sống với lòng biết ơn, ta sẽ hành động với tư tưởng bản thân mình đã có đủ, thay vì cảm thấy thiếu thốn hoặc ghen tỵ với người khác. Điều này cũng có nghĩa chúng ta có xu hướng cho đi và chia sẻ nhiều hơn là nhận lấy và giữ cho riêng mình. Mà, hành động cho đi lại kích hoạt “nút hạnh phúc” trong não bộ của chúng ta. Hai câu chuyện về cuộc đời Cecilia và Jenny sẽ giúp chúng ta thấy trân quý mọi thứ mình đang có hơn, và ý thức được “Hạnh phúc thực sự là khi chúng ta chấp nhận những điều tồi tệ sẽ xảy đến nhưng không bao giờ được để chúng che lấp những điều tốt đẹp”. Một bài tập quan trọng không kém thực hành lòng biết ơn đó là “Thiền Chánh Niệm”.
IV - Chương 4 - Yêu thương là một điều dễ dàng
Trước tiên, bạn phải yêu thương mình. Chấp nhận rằng chúng ta không hoàn hảo, và chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bất kì ai cũng bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng nhãn dán”, vì vậy hãy xé bỏ tất cả mọi nhãn dán tiêu cực và “dán“ lên bản thân mình những nhãn dán mới tích cực và tốt đẹp hơn. Hãy lắng nghe thông điệp cơ thể mình, tôn trọng nó, và đừng bao giờ ép bản thân mình đi quá xa khi cả tâm trí và thể xác đều không đủ vững vàng.
V - Chương 5 - Thoải mái với việc thất bại
1- Giống như một câu nói nổi tiếng của Friedrich Nietzsche “What does not kill you make you stronger”- những gì không đánh bại được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Hóa ra, chẳng có gì quá nghiêm trọng khi chúng ta đưa ra quyết định sai lầm với bằng cấp, công việc, hay các mối quan hệ. Chúng ta sẽ nhanh chóng vượt qua các tình huống tồi tệ và trở nên kiên cường hơn. Có phải bạn đã từng đau khổ đến mức không muốn sống khi chia tay người yêu, nhưng rồi khi nhìn lại, bạn thấy bản thân mình khi đó thật ngốc nghếch và buồn cười.
2- Việc kết hôn và sinh con có khiến bạn hạnh phúc hơn? Câu trả lời là không, vì thực tế là nếu bạn hạnh phúc, bạn kết hôn, hay li hôn, sinh con hay không sinh con thì bạn vẫn hạnh phúc và ngược lại.
VI - Chương 6 - Cơ thể hạnh phúc, tâm hồn hạnh phúc.
1- Chúng ta đều biết rằng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có một sự kết nối đặc biệt và điều này đã quá rõ ràng. Có một điều thú vị là cảm xúc chi phối hành động, ví dụ khi vui thì chúng ta cười, nhưng ngược lại, hành động cũng có tác động ngược trở lại cảm xúc. Tức là, chúng ta có thể “đánh lừa” cảm xúc của bản thân bằng những hành động tích cực. Chúng ta có thể tự tin hơn khi thực hiện các hành động biểu lộ của sự tự tin như ngồi thẳng, cử động cơ thể mở, hoặc “nụ cười giả trân” cũng giúp cơ thể tiết Pseudo Endorphin, dần dần cũng có tác động chẳng kém gì Endorphin - hormon hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Basel phát hiện ra rằng những người tiêm Botox để chặn khả năng cau có, giảm 47% dấu hiệu trầm cảm so với nhóm giả dược.
2- Hoạt động thể chất giúp gia tăng mức độ hạnh phúc qua rất nhiều cơ chế. Khỏe - giúp vui, và ngược lại vui - giúp khỏe!
VII - Chương 7 - Kết nối bản thân
Kết nối xã hội và các mối quan hệ tốt đẹp là tiền đề của cuộc sống hạnh phúc. Trong chương này, tác giả đưa ra nhiều bài tập giúp cải thiện khả năng kết nối và tương tác xã hội, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của “tương tác ảo” trên mạng xã hội đến chất lượng kết nối thực sự.
VIII - Chương 8: Hạnh phúc mãi mãi về sau.
Đúc kết lại, để sống hạnh phúc thì bạn cần thành thật với con người của chính mình. Nếu bạn cảm thấy đau khổ, hãy cứ đau khổ. Đừng tự tạo áp lực ép bản thân phải trở nên hạnh phúc. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy dường như ai cũng có một cuộc sống hoàn mĩ, chỉ riêng mình bạn hứng chịu tổn thương. Hạnh phúc không phải là một vật hữu hình, không phải một điểm đến, mà là một hành trình. Trong chuyến du ngoạn ấy, có đôi lúc bạn cảm thấy tăm tối, bạn phải nỗ lực để thấy được ánh sáng trong cuộc sống. Hạnh phúc không giúp ta hiểu cách sống vui vẻ, nhưng nỗi buồn thì có. Và chuyến hành trình theo đuổi hạnh phúc được khởi hành từ nơi bạn không cảm thấy hạnh phúc.
ĐỪNG MONG MUỐN HẠNH PHÚC, HÃY HẠNH PHÚC, BẠN NHÉ!