Tĩnh Lặng, đáng để đọc dành cho tất cả mọi người, bởi ở chúng ta đang sống trong một thế giới huyên náo, ai cũng cần có cho mình những khoảng thời gian để được nghỉ ngơi. Cuốn sách cũng là một lựa chọn để làm quà tặng những người chúng ta yêu thương, những người mà nên dành cho bản thân họ khoảng lặng sau những năm tháng sống vội vã. Tuy vậy, những đọc giả, đặc biệt là những người trẻ đang thăng trầm nên đọc cuốn sách ở lúc chúng ta sẵn sàng ngẫm nghĩ về những điều đã qua, sắp qua, và sẽ qua.
Bạn, tôi hay những người
trẻ mà chúng ta lướt qua nhau hàng ngày, không chừa một ai, chúng ta là công
dân millennials, được thừa hưởng những tiến bộ phát triển của nhân loại. Chúng
ta đang được sống dưới một xã hội của công nghệ, của vạn vật kết nối, ngồi yên
một chỗ cũng có thể rủ đứa bạn đi chơi chỉ sau vài tiếng tút điện thoại. Gần
nhau là thế, nhưng có lúc nào bạn tự cảm thấy mình cần một không gian để thực sự
thoải mái. Có lúc nào, một vài người khuyên bạn nên “Bình tĩnh lại! Có chuyện
gì rồi từ từ giải quyết!”. Việc này xảy ra với tôi thường xuyên, là một người
trẻ điển hình, tôi có nhiều thứ phải chia nhỏ thời gian trong ngày của mình: việc
công ty, việc dự án, việc học ngoại ngữ, và cả những mối quan hệ. Mọi thứ quanh
tôi vẫn diễn ra bình thường, cho tới một ngày cuối năm tôi hứng thú nhìn lại một
năm qua mình đã làm được gì. Câu trả lời của tôi là không gì cả! Phải chăng,
tôi đã quan tâm quá nhiều để rồi thực sự mình không đi tới tận cùng của một
lĩnh vực nào cả? – Tôi tự hỏi. Nếu tôi bớt đi một chút thời gian cho những mối
quan hệ xã giao, thì tôi đã hoàn thành được khóa học tiếng Anh của mình. Nếu
tôi muốn tập trung vào dự án start-up thì tôi không nên nhận quá nhiều việc ở
văn phòng. Tôi nhận ra, tôi và bạn – chúng ta giống nhau, đều bị con tạo xoay vần
giữa một xã hội “nhanh như vũ bão”, ai may mắn hơn, thì có danh hiệu ở một lĩnh
vực nào đó, nhưng không tránh khỏi những lo âu về những thái cực còn chưa tốt.
Một ngày nọ, tôi chọn cho
mình cuốn sách để chữa lành những suy nghĩ của bản thân, Tĩnh Lặng - cuốn sách thứ 11 của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đó là một
sự lựa chọn đúng, ít nhất là cho tâm trí của tôi ở thời điểm đang bị rối tung
lên vì tất cả những thứ xung quanh. Nếu những người trẻ chúng ta cũng đang loay
hoay vì những lí do nào đó, thì những chân tâm trong Tĩnh lặng sẽ là phương pháp ý nghĩa khi chúng ta ngẫm về những gì
đã xảy ra.
Tĩnh
Lặng là một cuốn sách thuộc thể loại kỹ năng, nhưng khác hẳn
với những kỹ năng với tràn đầy những công thức, những hướng dẫn của một người
đi trước nào đó. Cuốn sách đưa ra một góc nhìn an nhiên, không dùng chỉ để đọc,
mà để suy ngẫm và cảm nhận.
Tĩnh Lặng, đáng để đọc dành cho tất cả mọi người, bởi ở chúng ta đang
sống trong một thế giới huyên náo, ai cũng cần có cho mình những khoảng thời
gian để được nghỉ ngơi. Cuốn sách cũng là một lựa chọn để làm quà tặng những
người chúng ta yêu thương những người mà nên dành cho bản thân họ khoảng lặng
sau những năm tháng sống vội vã. Tuy vậy, những đọc giả, đặc biệt là những người
trẻ đang thăng trầm nên đọc cuốn sách ở lúc chúng ta sẵn sàng ngẫm nghĩ về những
điều đã qua, sắp qua, và sẽ qua.
Tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư người Việt được đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Phương Tây chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso). Những cuốn sách của thiền sư, thiên về Phật và Tâm Pháp, nơi người đọc có thể tìm về căn tính, và “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.”
Trước khi đề cập tới nội
dung Tĩnh Lặng, chúng ta cùng đi qua
hai khái niệm Tâm và Tĩnh.
Bàn về Tâm, tác giả Murakami có viết trong cuốn
Rừng Nauy: Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình, có lẽ chúng ta
chưa từng đi qua, nhưng nó đã ở đó và sẽ luôn ở đó. Khu rừng, chính là nội tâm của mỗi người,
nơi mà không ai có thể chạm tới được, nơi mà nó luôn tồn tại dù chúng ta có trở
thành ai theo thời gian. Trái tim và cảm xúc là Tâm, nhưng Tâm không chỉ
có trái tim và cảm xúc. Tâm là trung
tâm của cốt lõi, và là cội nguồn của bản tính.
Bàn về Tĩnh, người trẻ chúng
ta thường nhận thức đó thuộc về một trạng thái dừng của chuyển động. Nhưng
chúng ta cũng được học, mọi vật luôn luôn chuyển động, do các phân tử nhỏ li ti
chuyển động không ngừng. Nói tóm lại, trong Tĩnh
có Động. Hay nói cách khác, Tĩnh là một cảnh giới cao nhất của chuyển
động, chuyển động tới nỗi tĩnh lặng. Như một dòng sông, nhìn thì có vẻ đứng
yên, nhưng ở bên trong đó là vô vàn sự vật chuyển động theo dòng chảy. Tĩnh còn là một loại trí tuệ.
Nội dung của cuốn sách nhắc tới nhiều khái niệm cũ nhưng mới. Cũ là ở vấn
đề xảy ra trong xã hội ngày qua ngày, mới là ở góc nhìn về thực tại, về nội
tâm:
1.
Hạnh
phúc.
Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm một cái gọi là hạnh phúc,
trong khi đó thế giới quanh ta đầy màu nhiệm. Hạnh phúc là điều được mọi người
nhắc tới hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là hàng phút, nhưng thực ra có ai trả lời
được câu hỏi Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có phải là khi con người nở một nụ
cười hay không?
Bạn sẽ có một câu trả lời có thể khác và có thể giống tôi cho những câu
hỏi trên, nhưng đa phần chúng ta đều phải cất nhắc rồi mới đưa ra câu trả lời
theo nhiều ý. Điều đó cho thấy là ít người có thể chắc chắn rằng ý niệm về sự hạnh
phúc của họ. Có lúc họ cười, nhưng ẩn sau nụ cười đó thì không nhiều người hiểu.
Đó là lí do mà con người chạy đi tìm hạnh phúc. Nhưng làm sao họ có thể tìm thấy
khi không thể rõ, điều họ tìm là gì. Thứ duy nhất chúng ta mất, đó là thời
gian.
Tĩnh Lặng nhắc về hạnh phúc, là ngay ở thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất
hiện tại. Những cảm xúc của bạn ở hiện tại là hạnh phúc, buồn cũng là một dạng
hạnh phúc. Những tiếng chim kêu mà bạn nghe được khi đang ở một khu vườn, không
phải ai cũng nghe được nó. Điều kiện cần để được sống trong giây phút của hiện
tại, đó là tự tâm chúng ta nên tĩnh lặng, đủ để nghe thấy mình là ai.
Nếu tự tâm chúng ta, đầy rẫy những sự ồn ào náo loạn rồi, thì làm sao
chúng ta có thể nghe được bất cứ gì nữa. Cũng giống như trong công việc, học tập
yêu cầu chúng ta cần tập trung ở giây phút đó, nhưng thân tâm ta lại đang cố gắng
giải quyết để có thời gian đi chơi, hoặc nghĩ về những thứ khác, thì chúng ta dễ
mắc nhiều lỗi lầm. Bởi vậy, chúng ta học được rằng, mỗi khi đứng trước một vấn
đề thì vấn đề đầu tiên nằm ở tự tâm. Chúng ta nên tập luyện để nghe được đâu là
tiếng nói của chính bản thân mình, và đâu là sự huyên náo bên ngoài.
Khi đã đủ lắng nghe, thì bản thân ta sẽ không còn đi tìm câu trả lời cho
câu hỏi Hạnh phúc là gì? Mà chúng ta
sẵn sàng nhìn nhận rằng, mình chưa từng nghĩ về câu hỏi này thực sự nghiêm túc
trước đó, còn về sau này khi đã nghĩ về nó, tự tâm ta sẽ cho ra ngay đáp số mà
không cần phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm.
2.
Chánh
niệm
Mỗi ngày, chúng ta gặp rất nhiều người, rất nhiều những câu chuyện thú vị
có, thi vị có, và man mác cũng có. Không ai trách những câu chuyện đó xảy ra
ngoài kia vì chúng ta coi đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta lại dễ dàng
bị ảnh hưởng bởi chúng. Chúng ta dễ nổi nóng chỉ vì người khác mắng nhiếc mình,
lôi những chuyện không có mà thành có, để bàn tán. Khi ấy, trái tim ta lên tiếng
nhưng tâm ta chưa đủ vững để nghe được tiếng gọi đó, chúng ta để những tiếng ồn
bên ngoài lấn át.
Khi những câu chuyện đã qua đi, chúng ta mới ngẫm ra rằng thực sự mình
cũng không nên như thế. Có những khi, bản thân ta còn nghĩ về hai từ giá như… Lúc đó, chúng ta cần Chánh niệm, sự thực tập làm cho những tiếng
ồn trong mình yên lắng lại.
Nếu không có Chánh niệm, chúng
ta có thể bị nhiều thứ lôi kéo. Chúng ta dễ xuống cảm xúc vì những tiếc nuối,
buồn phiền trong quá khứ. Ta hồi tưởng lại những ký ức, những kỷ niệm đã trải
qua, để khổ đi khổ lại, để đau đi đau lại những niềm đau mà ta đã đi qua. Không
phủ nhận những từng trải trong quá khứ, nhưng cũng không nên để nó lấn lướt thực
tại, rằng chúng ta đã có bài học, đã khôn khéo hơn. Chánh niệm giúp chúng ta tìm được đâu là chính mình, mình cần phải
làm gì ở hiện tại thay vì suy nghĩ về quá khứ. Kiểm soát được những cảm xúc từ
quá khứ, giúp ta vượt ra khỏi những giới hạn của hiện tại và xa hơn nữa.
Mặt khác, nhiều người trong số chúng ta cũng sẽ bị hấp dẫn bởi tương
lai, không nhiều người dám nhìn về hiện tại. Chúng ta lo lắng và sợ hãi về một
điều gì đó chưa xảy ra hoặc sắp xảy ra để rồi bấn loạn trước giây phút hiện tại,
lúc mà chúng ta cần là chính mình. Hoặc nếu không lo lắng, ta lại trông chờ một
điều gì đó hào hứng hơn, một điều gì đó tới và thay đổi cuộc sống của ta, vì hiện
tại ta quá chán nản, không có gì đặc biệt. Ta cần Chánh niệm, để không bị kéo đi bởi những tiếng ồn xung quanh, và những
tiếng ồn trong tự tâm.
Chánh niệm, như là một lời nhắc nhở chúng ta dừng lại, và im lặng lắng
nghe giữa huyên náo, vội vã. Thực tế, trong thời đại đang hội nhập này, không
phải lúc nào ta cũng im lặng. Nhưng nếu ta biết nên im lặng lúc nào, thì ta sẽ
khai thác được những khía cạnh tốt nhất của bản thân, của sự Chánh niệm. Lúc ta thực sự Tĩnh, là lúc tự tâm ta đang ở cảnh giới
cao nhất của sự tập trung.
Chúng ta suy nghĩ về sự tĩnh lặng, là việc giữ cho tâm thế của bản thân
bình thản trước những vấn đề của thời cuộc. Chúng ta sẽ có ý niệm về Chánh niệm và ý thức được thực tại là cần
tới bình an nội tâm. Quả thực, nếu gặp người bình tâm như nước trước những điều
càng lớn, thì chúng ta sẽ ấn tượng, giống như cách mà những bậc hiền triết xưa
nay, càng gặp chuyện bất bình càng giữ được tâm tịnh.
3. Âm thanh
Không phải là khái niệm mà bạn gặp trong kiến thức vật lí, mà đó là khái
niệm về âm thanh của vô thanh. Im lặng thường được mô tả là sự vắng mặt của
âm thanh, nhưng nó cũng là một âm thanh rất hùng hồn. Cuốn sách Tĩnh Lặng định nghĩa 05 loại âm thanh
trong cuộc sống: Diệu âm, Quán Thế âm, Phạm
âm, Phúc âm, Thắng Bị Thế Gian âm. Những âm thanh đó mang những ý nghĩa
khác nhau nhưng đều được mô tả bởi những hành động yên lặng. Thực tế, khi chúng
ta yên lặng là lúc chúng ta đang nghĩ một điều gì đó, lúc đó ta đang lắng nghe
âm thanh của chính mình. Và đó không phải là những khái niệm mới, là những điều
chúng ta vẫn thường làm hàng ngày mà bản thân ta lại không để ý rằng đó là gì.
Khả năng lắng nghe âm thanh đó, cũng là một định hình tính cách của con
người. Chúng ta sẽ tự hỏi Tại sao lại có
những người hiểu câu chuyện của mình? Và có câu trả lời cho ý nghĩ: Tại sao không ai lắng nghe mình? Nếu câu
chuyện trên có hiện hữu ngoài đời thực, thì hai người mà ta đặt câu hỏi đều lắng
nghe ta, nhưng nội tâm của ta lại để những âm thanh dội ngược lại đó định nghĩa
rằng một người có lắng nghe, và một người không. Âm vô thanh của ta đã nhìn nhận
vấn đề như vậy, nhưng từ tự tâm chúng ta cần phải tĩnh lặng.
Tĩnh Lặng còn được định nghĩa là một dạng thức của việc chúng ta nghe
được âm thanh của căn tính. Được cấu tạo từ đất, nước, không khí, ánh sáng, lửa,
và tự nhiên. Được sinh ra từ thế hệ đi trước. Do đó, lắng nghe âm thanh nội
tâm, đồng nghĩa với lắng nghe những tiếng gọi của sự im lặng, sự dừng chân của
tạo hóa. Chúng ta không nhất thiết phải ghì mình chạy theo những tiện nghi vật
chất hoặc tiện nghi tình cảm, không cần phải đặt ra những câu hỏi làm thế nào để
có đủ tiền, làm thế nào để có nhà cửa, hoặc những câu hỏi như liệu có người nào
đó thực sự thương ta không…
Những quan tâm đó là những thứ thiết yếu nhưng một số chúng ta lại dành
quá nhiều thời gian về nó, để lạc mất những âm thanh an nhiên, tự tâm.
Lời kết:
Chúng ta đang ngày càng được sống trong những tiện nghi của thời đại, và
thừa hưởng những công nghệ kết nối đa chiều. Nhưng điều đó cũng có hai mặt của
nó, chúng ta có thể dễ dàng quên đi những bản sắc mà thân tâm mình vốn có để
nhường chỗ cho một không gian ồn ào. Từ đó mà chúng ta đánh mất bản ngã của
mình, hoặc chỉ luôn quanh quẩn với ý nghĩ về một cuộc sống chồng chất những khó
khăn, rắc rối, hoặc ta chọn cho mình một lối sống quá đỗi an nhàn, không tìm kiếm
khả năng của bản thân.
Xét cho cùng, thì đó cũng chỉ là những sự lựa chọn riêng của mỗi một người, và mọi người sẽ cảm thông với điều đó. Tĩnh Lặng – cuốn sách đưa ra một chiều tư tưởng về nhìn nhận bản thân mỗi người rõ ràng, là từ tâm. Đó cũng là chìa khóa cho các huyên náo mà đời sống gây ra. Những đọc giả, và riêng thế hệ millennials nên biết và nắm rõ những điều xuất phát từ bên trong con người, thay vì những xu hướng mang tính chất thời của thời đại.
Tác giả: G-Br - Bookademy
-----------------
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
Lần đầu tiên đọc Tĩnh Lặng, tôi cảm thấy như mọi nỗi bất an trong lòng dần tan biến. Thích Nhất Hạnh không chỉ viết mà còn truyền đạt một năng lượng bình an sâu sắc qua từng câu chữ.
Cuốn sách như một lời nhắc nhở dịu dàng rằng sự tĩnh lặng không phải là xa xỉ, mà là một phần tất yếu để sống một cuộc đời trọn vẹn. Tác giả giúp tôi hiểu rằng việc kết nối với hiện tại và chính mình thông qua hơi thở là cách đơn giản nhưng mạnh mẽ nhất để tìm thấy hạnh phúc.
Những bài thực hành trong sách rất dễ áp dụng. Tôi bắt đầu mỗi buổi sáng bằng cách ngồi yên lặng trong 5 phút, tập trung vào từng nhịp thở. Dần dần, tôi thấy tâm trí mình rõ ràng hơn, không còn bị cuốn theo dòng suy nghĩ tiêu cực.
Điều đặc biệt ở Tĩnh Lặng là sự gần gũi và chân thành. Không có những triết lý quá cao siêu, tất cả đều đến từ sự quan sát đời thường. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để sống chậm lại, đây chính là cuốn sách bạn cần.