Cũng như hai cuốn Để ngôn từ trở thành sức mạnh và Cưỡi thuyền ngược gió, cuốn sách Linh hồn của quảng cáo tác giả Nobuyuki Takahashi đều đưa ra những lập luận sắc bén, rõ ràng và chặt chẽ về từng mảng trong marketing, mà cụ thể trong cuốn sách này là concept marketing -một yếu tố thiết yếu trong marketing mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Concept có thể hiểu là ý tưởng lớn (cách dùng trong cuốn sách) hoặc ý tưởng chủ đạo. Concept không chỉ dừng lại ở ý tưởng (idea), vì nó mang tính bao quát, định hướng và là mục tiêu chung. Điều khác biệt giữa idea và concept là trong concept gồm nhiều idea và tất nhiên những idea này hỗ trợ cho việc thể hiện concept.
Như vậy, “ý tưởng lớn” chính là phương pháp sáng tạo ý tưởng mà thời đại đang đòi hỏi. Hơn thế nữa, tự thân khái niệm này cũng hàm chứa ẩn ý “ đây không phải là cuộc cạnh tranh về tính ưu việt và tính không ưu việt, mà là cuộc cạnh tranh về lập trường mới – và từ lập trường mới này sẽ sản sinh ra sựu khác biệt”. Trong thế giới kinh doanh, khi hướng tới sự độc tôn (only one) thì không thể thiếu việc “ tạo ra ý tưởng lớn”.
Tạo ra “ ý tưởng lớn” không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều yếu tố, và sáng tạo là điều không thể thiếu. Sáng tạo thôi không đủ mà phải cực kỳ sáng tạo. Tại sao thế? Nếu bạn muốn độc đáo và hiệu quả thì đó là cách doanh nghiệp bạn định vị bản thân mình, thể hiện doanh nghiệp mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Sáng tạo “ý tưởng lớn” cần sắp xếp các logic với nhau, kết hợp cả tư duy lý tính và cảm tính. Không quá lời khi coi ý tưởng lớn là phép thuật tạo ra điều nhiệm màu trong kinh doanh.
Vì kiến thức nếu chỉ được hiểu bằng trí óc là chưa đủ, mà nó còn phải được cảm nhận và lan tỏa khắp cơ thể sau đó. Chúng ta thường xuyên được yêu cầu làm cách nào để biến kiến thức thành hiểu biết của bản thân. Trong giới hạn những gì tôi biết thì con người không hề cảm động trước việc biến kiến thức thành hiểu biết của bản thân. Đương nhiên, không những không cảm động trong việc này mà còn không cảm động trước sự thành đạt cảu bản thân.
Quả thật, hiện tượng “con người không hề cảm động trước việc biến kiến thức thành hiểu biết của bản thân” xảy ra rất nhiều. Bàn tới quy mô nhỏ, thì tầng lớp học sinh, sinh viên Việt hiện nay chỉ biết tới kiến thức mà chưa biết cách biến nó thành hiểu biết của mình, hay chỉ đang loanh quanh lớp vỏ ngoài của kiến thức, có đâu cũng chỉ mới xoáy sâu hơn chút. Còn quy mô lớn hơn, đó là lớp doanh nghiệp chưa hiểu rõ được công ty của mình sẽ có sứ mệnh gì, chưa biết biến những điều được học, những hiểu biết vào việc giải các “ bài toán” cuộc sống của những thương nhân, cuộc sống thương trường cũng như chiến trường thời nay. Vậy thì, cuốn sách này chắc sẽ giúp bạn tìm được những điều mình thiếu sót của mình.
Ý TƯỞNG LỚN (chương I, II, III)
Tác giả của cuốn sách cho rằng, thời đại cách tân – những thay đổi của kỷ nguyên công nghệ số - chính là thời đại mà sự tồn tại của tất cả mọi người đều bình đẳng. Sự tiến bộ của công nghệ thông tin sự đa dạng hóa về nhu cầu của người tiêu dùng làm tăng tốc độ gia tăng của sự thay đổi. Hay “sống” là “thay đổi” – cả doanh nghiệp, con người lẫn sản phẩm, toàn bộ đều phải thay đổi để tiếp tục tồn tại. Tồn tại chưa đủ, cần phải thích ứng. Trong bối cảnh này, yêu cầu con người phải có tri thức (thông tin và năng lực sáng tạo) để tạo ra sự thay đổi. Sáng tạo ý tưởng lớn sẽ giúp doanh nghiệp, con người, sản phẩm duy trì hoạt động. Tất cả, giúp bản thân doanh nghiệp thay đổi, và đối tượng của họ thay đổi. Đối với những công ty danh tiếng, họ liên tục làm gia tăng sự thỏa mãn cũng như niềm tin ở cả hai phía.
Để có những bước tiến lớn trên một nền tảng sẵn có, chúng ta phải không ngừng thay đổi thay vì giữ nguyên những gì đã có, bởi vì thời đại của cách tân này đang kêu gọi chúng ta phá vỡ những khái niệm vốn có từ xưa và biến đổi chúng sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Sự thay đổi này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự khác biệt hóa của từng cá nhân, đây chính là “thay đổi để khác biệt”. Khi chúng ta trở nên độc đáo, chúng ta sẽ khơi dậy những làn song mới mẻ từ đó nâng cao hình ảnh của bản thân…Do đó, những ý tưởng chiến lược kết hợp với “ suy nghĩ và hành động” mang tính tổng quát sẽ trở thành các yếu tố cực kỳ cần thiết.
“Sáng tạo ý tưởng lớn” là sáng tạo trong thời đại của sự thay đổi liên tục.
Người ta thường nói “Ý tưởng lớn là kim chỉ nam của doanh nghiệp”, do đó những doanh nghiệp không có ý tưởng lớn cũng giống như con thuyền đang bị ép buộc ra khơi mà không có la bàn trong tay. “ Sáng tạo ý tưởng lớn” chính là tạo ra định hướng cho toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Ngày xưa, ta hiểu rằng, khái niệm concept là giải thích chức năng đơn giản, tính ưu việt, sở trường, ý tưởng, cách suy nghĩ, mục đích…Ngày nay, nó được mở rộng hơn rất nhiều:
- Quan điểm mới, khái niệm mới
- Có sự khác biệt bởi có tính độc đáo
- Có lực hướng tâm, cuốn hút được xung quanh
- Sức mạnh xoay chuyển tổng thể mang tính chiến lược
- Phát triển hơn nữa và tiếp tục duy trì
Có phải bạn sẽ thấy cách “suy nghĩ ngày nay” tiến bộ hơn rất nhiều so với “suy nghĩ ngày xưa”, làm ta hiểu rõ hơn về concept. Nếu áp dụng chúng trong các vấn đề khác thì bạn có nhận thấy cách suy nghĩ của chúng ta mới là vấn đề cần quan tâm? Theo Nobuyuki Takahashi thì, cách suy nghĩ là trung tâm vận hành sự vật, sự việc.
Lấy ví dụ như người viết nội dung quảng cáo (copywriter) cũng cần đến “ý tưởng lớn”. Việc nâng cao kỹ năng viết nội dung cho một mẫu quảng cáo cũng cần đến ý tưởng lớn vì việc này không đơn giản chỉ là viết mà đòi hỏi người làm ra sản phẩm có cách thu hút khách hàng của mình, làm cho họ hiểu được cách bán hàng, cách sản phẩm của mình mang lại cho họ những giá trị nào…hay chính là cách tự tạo thương hiệu cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, mà ta có cảm giác rằng khi đã đưa ra được ý tưởng lớn thì coi như đã làm được hơn nửa công việc.
“Ý tưởng mới” là phép màu tạo ra điều kỳ diệu trong kinh doanh. Tạo ra phép thuật trong kinh doanh chính là sự thay đổi những khái niệm thường thức và đưa ra các giá trị quan và niềm vui mới. Đồng thời phép màu nhiệm này sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Cả hai bên đều sẽ tận hưởng sự thay đổi và tiếp tục trải nghiệm việc đánh giá lẫn nhau.
Một lần nữa, “ý tưởng lớn” là gì?
Nếu hỏi bất cứ doanh nghiệp nào về từ “concept”, tôi nghĩ rằng họ đều biết, nhưng để hiểu nó chính xác và định nghĩa thì mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Theo tôi, họ không sai, vì cách hiểu của họ và cách diễn đạt của mỗi người khác nhau, và cái họ được học để nghiệm ra chúng là các “bài toán” trên thương trường, họ học được sau mỗi lần thành công hay cả thất bại, đều đáng trân trọng. Nói như vậy, không có nghĩa hiểu như thế nào cũng được. Tôi có thể trích lại cách mà tác giả muốn chúng ta hiểu về “ý tưởng lớn”:
- Phá vỡ khái niệm đã được hình thành trước đó
- Tạo ra giá trị quan bằng định hướng hoặc tư duy mới
- Tạo ra cách suy nghĩ mới và cách suy nghĩ này sẽ trở thành bộ khung xuyên suốt
- Trở thành định hướng cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh và truyền thông
Cách mà ông định nghĩa không chỉ dừng lại ở khái niệm và ý tưởng, mà nó còn là “những giá trị quan mới mà thời đại yêu cầu, và suy nghĩ này sẽ trở thành định hướng cho tất cả hành động sau đó”.
Ý tưởng lớn là “cái rốn của doanh nghiệp”
Ý tưởng lớn sẽ trở thành cốt lõi của doanh nghiệp và nó vẫn thường được gọi là “cái rốn của doanh nghiệp”. Khi người ta nói rằng “doanh nghiệp ấy đang thiếu đi những sáng kiến xuyên suốt toàn bộ hoạt động, mà sáng kiến đó lại là cốt lõi của một doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp này “muốn nói điều gì?”, “muốn làm như thế nào?”, “muốn trở thành một tổ chức như thế nào?”. Nếu thiếu ý tưởng lớn, doanh nghiệp sẽ không thể nhìn thấy được toàn bộ các phương hướng hoạt động. Đưog nhiên, trên tất cả mọi cục diện hoạt động kinh doanh, ý tưởng lớn phải được xác lập thì mọi công việc mới có thể bắt đầu.
SÁNG TẠO VÀ BIẾN “Ý TƯỞNG LỚN” THÀNH KỸ NĂNG LỚN NHẤT
Sáng tạo “ý tưởng lớn”.
Trong xã hội kinh doanh, “ý tưởng lớn” thay đổi và vận động xoay vòng như sinh vật sống. Khi chúng ta được hỏi “ý tưởng lớn này hay ho đến mức nào?” có nghĩa là chúng ta bị chất vấn rằng “anh có lập trường mới như thế nào? Những đề án mới thâm nhập đó ra sao?”. Các khái niệm thường xuyên thay đổi cùng với giá trị quan của thời đại, và những ý tưởng được yêu cầu phải trở thành trung tâm.
Cách sáng tạo “ý tưởng lớn” mà tác giả đã chia sẻ:
Tiếp đó cách tạo ra "ý tưởng lớn"
Bước 1: “nhận thức hiện trạng”. Khai thác triệt để các thông tin mang tính cơ bản. Ban đầu những thông tin này sẽ nhiều, và có thể bạn sẽ lung túng không biết rằng cần thu thập bao nhiêu thông tin là tốt nhất? Khi thu thập được một lần rồi thì từ những lần tiếp theo, bạn sẽ thấy công việc thu thập trở nên dễ dàng hơn và sẽ hiểu được cái nào còn thiếu và cái nào thừa. Tìm kiếm, mở rộng những điều khác biệt bằng “đôi mắt của loài chim”.
Bước 2: “thấu hiểu thời đại”. Lấy thời đại làm bối cảnh, ở bước này ta sẽ tìm kiếm xem “xã hội, doanh nghiệp, con người và cuộc sống vận động như thế nào?”. Đây là bước mà chúng ta sẽ đào sâu hơn, kén chọn thật chi tiết bằng “ đôi mắt của loài chim”, nhờ có được cảm giác thực địa.
Bước 3: “phát hiện” (tạo giá trị). Đặt những thông tin của bước 1 và bước 2 lên bàn và xem xét thật kỹ. Kết hợp nhiều thông tin và tìm kiếm mối liên hệ mới, đó chính là công việc của bước 3. Bước 1 là thu thập thông tin, bước 2 là kết hợp chúng với nhau, bước 3 là để chúng “nghỉ ngơi” và chờ đợi chúng lên men, và bước 4 là thấu hiểu. Bước này, ý tưởng là sự kết hợp thông tin. Điểm mấu chốt chính là tạo ra mối quan hệ mới của thông tin.
Bước 4: “diễn đạt thành ngôn từ” (từ khóa).
Tiếp đó, bảy sức mạnh trong những “ý tưởng lớn” hay
- Sự đổi mới: Có tính mới hướng đến xã hội, có ý chí chắc chắn. Thay đổi khái niệm một cách tuyệt vời.
- Tính chiến lược: Sự triển khai liên tục trước đó được hình dung thành tiền đề, có ý tưởng, có thể đọc được thiết kế tổng hợp làm lay động trong và ngoài công ty.
- Sự đồng cảm: Bức tranh tương lai được vẽ ra thật nghiêm chỉnh, và sự cảm động, niềm vui… thấm vào trong tâm trạng của từng người, từ đó họ đồng cảm sâu sắc với ý tưởng lớn đó.
- Cá tính độc đáo: Ý thức được sự khác biệt hóa cũng như sự cạnh tranh, cá tính hóa là thứ mới mẻ rõ ràng. Điều đó trở thành lực hướng tâm của thế giới.
- Nhất quán: Có thể cảm nhận được tính nhất quán trong phong cách của doanh nghiệp…Kết nối điều này với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Sự duy trì và kế thừa: Có sự duy trì, triển khai liên tiếp, và cảm nhận được sự triển khai có thể kết nối với tương lai.
- Lan truyền cảm hứng: Muốn tạo ra thứ nhưu thế này cho con người. Muốn trao cho họ. Muốn truyền đạt cho họ. Muốn lưu giữ lại. Muốn truyền đi những ý tưởng, sự lựa chọn lựa kỹ càng.
Biến “ý tưởng lớn” thành kỹ năng lớn nhất
Như đã nói, tạo ra các ý tưởng lớn là tạo ra “cái rốn”. “Cái rốn” đó có ngay ở trong công việc suy nghĩ và sáng tạo. Không thể thiếu ý tưởng lớn ở giữa các sự vật, sự việc. Trong thời đại có nhiều thay đổi hiện bay, trong khi các giá trị quan dao động, nếu không có những ý tưởng lớn thì sẽ không thể theo kịp những thay đổi ấy. Có thể gật đầu đồng ý rằng “ý tưởng lớn” là kim chỉ nam khi đi biển và là điểm cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay bé.
Để trở thành người tạo ra ý tưởng hay, bạn nên…Thực ra chẳng có một quá trình cụ thể nào để trở thành người tạo ra ý tưởng hay cả, nhưng bạn có thể tham khảo cách sau. Bạn sẽ tiến gần hơn đến đích nếu tự bản thân bạn thay đổi thông qua ba việc sau:
Thứ nhất: trang bị cho bản thân những nguyên tắc – nguyên lý ở một mức độ nào đó.
Thứ hai: có được những hình ảnh mục tiêu về việc “ý tưởng lớn hay là…”
Thứ ba: lặp đi lặp lại việc tạo ra các ý tưởng lớn.
Quả thật, ý tưởng lớn hay sẽ đến nhờ vào việc liên tục suy nghĩ và thu nhặt kinh nghiệm.
Hoặc bạn muốn ý tưởng lớn xuất hiện sớm hơn. Có thể tạo ra các ý tưởng lớn một cách hiệu quả như thế nào? Trong khi những ý tưởng lớn này lại khó đưa về hình thức gọi là “tri thức ẩn tàng”.
Câu trả lời từ “tri thức kinh nghiệm” của tôi là: Biết các nguyên lý
- Biết những ví dụ hay
- Hình dung và ghi nhớ bằng các biểu đồ
- Suy nghĩ có chủ đích
Hãy nghiêm túc sáng tạo ra cốt lõi của cách thức đấu tranh, cách sống của bản thân trong thời đại này.
- Hãy nghiêm túc sáng tạo ra cốt lõi của cách thức đấu tranh, cách sống của bản thân trong thời đại này.
- Và hãy khiến người khác phải nói rằng “không có bạn thì tôi sẽ cực lắm”
Để làm được điều đó, trong mối liên quan giữa “bản thân” và “ xã hội này”, bạn hãy trả lời:
- Giá trị của bản thân là gì? Những thứ bản thân muốn bán gì?
- Căn cứ điểm của “hành động” và “suy nghĩ” của bản thân là gì?
- Những dự án mới, chủ trương độc nhất vô nhị là gì?
- Điều gì sẽ tạo niềm vui và niềm kinh ngạc mới cho những người xung quanh?
- Điều gì sẽ có khả năng tạo sự khác biệt với những người khác?
- Có đang diễn đạt lại những điều ấy bằng ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh và kết nối nó với hiện thực hay không?
Sự phát triển của xã hội hóa trung tâm cá nhân yêu cầu rất nhiều sức mạnh của mỗi cá thể. Kỹ năng của các cá nhân sẽ là điều kiện để đáp ứng được những giá trị quan đa dạng này. Để làm được điều đó thì mỗi các nhân phải xác lập được ý tưởng lớn của bản thân và mang trong mình tinh thần tự lập…Bởi vì thời đại được cho rằng có mục tiêu là điều hạnh phúc và không có mục tiêu là điều thật bất hạnh.
Các bạn hãy tạo cho mình thói quen “tạo các ý tưởng lớn”. Nếu các bạn đón chào mỗi ngày với tư thế “sáng tạo ráy tưởng lớn” thì đột nhiên việc ấy sẽ trở nên rất vui. Và không biết từ khi nào, điều đó sẽ duy trì và kết nối với việc tạo ra tài sản cho bản thân bạn. Chúc bạn thành công.
Review chi tiết bởi Thu - Bookademy
------
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy. Gửi CV (Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt) về: partner.bookademy@gmail.com
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Từng trang sách sẽ đưa bạn đọc đi sâu vào từng ngõ ngách, khám phá len lỏi vào từng góc khác nhau của một ngành công nghiệp quảng cáo đang hot hiện nay. Cuốn sách sẽ cũng cung cấp những chuyện được cho là “thâm cung bí sử”, những trải nghiệm làm nghề, những câu chuyện khó lí giải chỉ người trong nghề mới hiểu được, những chia sẻ thật lòng của một người rất đam mê với nghề…thay cho những kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành một Copywriter. Với ngôn từ hài hước, hóm hỉnh, dung dịch làm nổi bật nội dung chính sẽ gây ấn tượng cho những bạn đang có ý định thử sức với nghề này.