Có một quy tắc mà chúng ta đều nên ngầm hiểu rằng trên đời này không một bữa ăn nào là miễn phí. Nếu bạn muốn thành công thì bạn phải hi sinh, nếu bạn muốn hạnh phúc thì bạn phải đấu tranh, nếu muốn được tự do thì phải dũng cảm, nếu muốn được nhận lại thì hãy cho đi. Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là cái giá để đánh đổi cho bữa ăn đó là bao nhiêu.

Phần 1: Căn bản đạo đức

Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai

Trong phần này Alan Phan đã đưa ra những ví dụ về tài sản mềm của các công ty nổi tiếng trên khắp toàn thế giới. Người yêu thích thể thao, hay những người đam mê các loại sneaker chắc chắn không thể bỏ qua thương hiệu Nike. Một thương hiệu toàn cầu, có tầm ảnh hưởng đến mọi giới và nó dường như trở thành một tín ngưỡng. Nike không sở hữu bất kỳ nhà máy nào trên thế giới. Tài sản quý giá nhất chính là thương hiệu mà họ đã tạo dựng trong suốt 50 năm qua cùng với những trung tâm thiết kế và các phòng thí nghiệm về công nghệ sản phẩm. Những công ty có thị giá cao nhất hiện nay đó chính là những công ty có giá trị mềm như Google, Microsoft, Facebook, IBM…

Qua đó chúng ta có thể thấy vị thế của những công ty sở hữu tài sản mềm có sức ảnh hưởng lớn mạnh như thế nào. Và trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay tài sản mềm đang mang trong mình viễn cảnh nền kinh tế tương lai.

Tài sản mềm ở Việt Nam bao gồm Tài sản con người, Thương hiệu quốc gia, Vị thế trên thị trường và Văn hóa gia đình xã hội. Việt Nam là một nước có tiềm lực về nhân tài rất lớn. Nếu so với đất nước Indonesia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á với 250 triệu dân, thì Việt Nam với 90 triệu dân có tiềm năng nhân lực cao hơn. Tuy nhiên những lỗ hổng trong hệ thống giáo dục, với lối giảng dạy trọng lý thuyết, cùng với sự mở rộng đào tạo không sàng lọc đã hạn chế tiềm năng đào tạo nhân tài.

Thêm vào đó là tư duy sao chép các nghiên cứu khoa học từ nước ngoài, có khi những công trình đó đã được nước khác tạo ra hàng năm trước và về Việt Nam lại được xào nấu lại, hoặc có khi không cần thay đổi. Năm 2011, Singapore với 5 triệu dân và họ có trong tay 648 bằng sáng chế. Trong khi đó số lượng bằng sáng chế ở Việt Nam, với dân số 90 triệu người là 0. Thật sự là một con số đáng buồn với một đất nước có nguồn tài nguyên nhân lực lớn như vậy. Cùng với đó là chính sách sử dụng nhân tài, xã hội trọng người có quan hệ ; con người hay an phận, ganh ghét, đố kị, thậm chí là tìm cách vùi dập người hơn mình, khiến họ không chịu được phải bỏ đi. Chế độ đãi ngộ người tài còn thấp, khi họ cảm thấy năng lực của mình ở đây không thể phát triển, tất yếu sẽ chuyển đến làm việc ở những công ty nước ngoài.

Yếu tố thứ hai trong tài sản mềm ở Việt Nam đó chính là thương hiệu. Phần này tác giả có nêu tên những thương hiệu vốn rất quen thuộc như là Vinamilk, Trung Nguyên, Kinh Đô, Bitis… Điểm chung ở các công ty này đó là đều chưa tạo được tên tuổi trên thị trường khu vực và trên thế giới. Nếu nhắc đến Việt Nam trước đây thương hiệu trên thế giới lớn nhất của chúng ta là đã đánh bại Pháp và Mỹ, hai cường quốc lúc bấy giờ.

Tuy nhiên hiện nay trong nền kinh tế thị trường thì Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu nào mang tầm cỡ thế giới. Nhật Bản mất 40 năm để tạo nên thương hiệu Made In Japan với chất lượng sản phẩm cao. Các mặt hàng Trung Quốc thì đã trở nên quá đỗi quen thuộc ở tất cả mọi nơi, ở mọi đồ vật mà chúng ta đang sử dụng. Từ đồ thiết bị điện tử như điện thọai, máy tính đến các sản phẩm quần áo và mỹ phẩm. Không khó để tìm được một người sử dụng các sản phẩm với nhãn dán Made in China. Tuy nhiên đi cùng với sự phổ biến là những tai tiếng mà các sản phẩm đến từ Trung Quốc đem lại.

Yếu tố thứ 3 đó chính là vị thế trên thị trường. Việt Nam có thể thua Thái Lan về du lịch, thua Trung Quốc về công nghiệp. Nhưng chúng ta có thể tận dụng những thứ khác để phát triển tiềm lực của chúng ta. Nên nhớ rằng Thụy Điển hay Singapore không hề sở hữu nền tài chính lớn mạnh như Mỹ, Anh nhưng họ biết biến quốc gia nhỏ bé của mình thành một trung tâm tài chính thế giớ thông qua các chính sách kín đáo và minh bạch.

Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy những thế mạnh của mình. Hiện nay các nhà sản xuất Hàn, Nhật đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam. Trong phát triển du lịch Việt Nam có thể tận dụng những tài nguyên sẵn có để khai thác những khu khu sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường, thám hiểm hay hưu trí để tạo thị trường. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp. Thay vì cố chạy đua công nghiệp mà để lại các hậu quả nặng nề về môi trường thì nên tập trung phát triển nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo, an toàn. Ngành thứ 2 mà Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư thành công là IT.

Và yếu tố tài sản mềm mà tác giả đề cập đến trong quyển sách này là văn hóa gia đình và xã hội. Trong đây Alan Phan cũng nêu ra 3 nguyên tắc quan trọng để có thể phát triển kinh tế Việt Nam dựa trên nền tảng xã hội. Thứ nhất tư duy của đa số phải thay đổi, dám vứt bỏ các thói quen tai hại, những tư tưởng lỗi thời, những định kiến sai lầm về văn hóa và xã hội. Khi đánh giá một vấn đề hãy tìm những nguồn tin đáng tin cậy để có quyết định đúng đắn về sự việc đó. Đừng để bị dắt mũi bởi truyền thông, trở thành con rối để cho những người khác lợi đấu đá lẫn nhau.

Điều thứ hai là thành phần ưu tú và đang được hưởng thụ những thành quả từ sự thay đổi cơ chế nắm lấy cơ hội để gây dựng doanh nghiệp mình ngày một vững mạnh, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, bồi dưỡng kiến thức để gây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Và cuối cùng hãy giải thoát cho những người dân, đừng bắt họ phải chịu những chính sách rườm rà, những thủ tục hành chính lằng nhằng, và chính sách thuế không công bằng. Để tạo lòng tin cho nhân dân, cùng đồng lòng xây dựng đất nước thì những người lãnh đạo trước hết hãy tự kiểm điểm và cải tổ bộ máy nhà nước.

American dream, một giấc mơ Mỹ mà ai cũng muốn được một lần chạm đến. Người Mỹ có những quy tắc của riêng họ, những dấu ấn văn hóa, những chính sách và luật pháp khác hẳn với Việt Nam. Và lòng tin của họ dành cho chính phủ cũng khác. Người Mỹ tin vào một bản giao ước xã hội- social contract. Bản giao ước được ký kết ngầm giữa những người dân và chính phủ của họ. Điều kiện đầu tiên của giao ước chính là tôi bình đẳng trước mọi cơ hội mưu cầu hạnh phúc từ vật chất đến tinh thần. Tôi có thể là bất kỳ ai trong xã hội này, thuộc tầng lớp, màu da nào đều có thể trở thành Tổng thống, tỷ phú, nghệ sĩ nổi tiếng. Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của tôi. Tất nhiên trong bản giao ước đó tôi cũng phải tuân thủ những quy định của chính phủ mình. Tôi có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của những công dân khác bằng việc đóng thuế hay nhập ngũ. Một phần tiền thuế sẽ được dùng để giúp đỡ cho những công dân kém may mắn.

Tuy nhiên đây cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội Mỹ khi chính phủ được quyền lấy bao nhiêu tiền của tôi để làm chi phí điều hành bộ máy nhà nước và các phúc lợi xã hội cho những người kém may mắn. Đây cũng là một trong những đề tài chính trong các cuộc vận động tranh cử. Nhưng cho dù thế nào thì đa số người dân Mỹ đều tin vào giao kèo xã hội này. Nền văn hóa Mỹ là sáng tạo trong trí tuệ, hăng say trong công việc, tôn trọng riêng tư, không ngần ngại nêu rõ quan điểm, sẵn sàng đấu tranh, minh bạch và không ngừng cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Mặt trái của nó chính là sự ngạo mạn của xã hội Mỹ, họ không quan tâm nhiều đến văn hóa truyền thống của nhân loại.

Ngày nay trung tâm quyền lực chính trị cho đến văn hóa, phim ảnh, công nghệ và giáo dục đều tập trung ở Mỹ. Niềm tin về bản giao kèo xã hội đã dẫn đến sự du nhập của các tài năng trên thế giới. Mỹ cũng có đã xây dựng một thương hiệu quốc gia có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Hiện nay các công ty công nghệ của Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường như Apple, mạng xã hội Facebook, Snap chat hay Twitter. Hệ điều hành Android và IOS trên các máy điện thoại đã thống lĩnh thị phần công nghệ. Cuối cùng các tài sản mềm đều được quản lý bởi bộ máy nhà nước. Có ba bộ phận chính cấu thành nên bộ máy chính trị là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp Mỹ không cho phép một bộ phận nào có thể thao túng hay gây ảnh hưởng đến một bộ phận khác bằng các cuộc bầu cử tự do, cũng như phân chia các quyền lực cho chính phủ tiểu bang và địa phương không bị khống chế bởi chính phủ liên bang. Nổi tiếng nhất ở Mỹ chính là quyền tự do ngôn luôn. Chính phủ không được phép can thiệp vào tin tức trên truyền thông. Việc xuất bản sách vở và báo chí cũng không cần phải được cho phép từ chính phủ.

Sức mạnh quân sự hay các thủ thuật chính trị không tạo nên một nước Mỹ vĩ đại như ngày nay, mà đó là từ các tài sản mềm.

Chúng ta phải tin là dân Mỹ đủ trí khôn để phán xét các sự kiện bất ổn, các ý tưởng ngoại lai, các thuyết lạ kỳ và các giá trị khác biệt. Bởi vì một quốc gia không dám để cho người dân có quyền quyết đoán về sự thật và giải dối trong một môi trường tự do là một quốc gia sợ sệt ngay chính người dân của mình.

Cố Tổng thống J.F.Kennedy

“Người dân thường” cũng có đầy đủ những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Do đó, các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa ở những giả thuyết mù mờ.

Nếu quyền lực cứ mãi tập trung vào các đại gia thì dân sẽ vẫn mãi nghèo và ngu dốt. Chính vì vậy nền kinh tế sẽ chẳng phát triển được.

Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém, dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém, nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá, đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước, hãy làm đủ cách để dân giàu lên, miễn là không phạm pháp và cạnh tranh lành mạnh.

Phủ định, loại bỏ cái cũ, cái lỗi thời để thay thế chúng bằng những cái mới, hiện đại và năng động hơn. Nhà nước không chấp nhận thất bại thì sẽ vẫn còn tiếp tục mở hầu bao của mình để cứu các nhóm lợi ích và tạo nên những doanh nghiệp zombie. Đã từng có lúc Ngân hàng đổ tiền của dân vào các chính sách không hợp lý. Các đầu tư sai lầm sẽ gây nên những nợ xấu cho ngân hàng, phá vỡ bong bóng tài sản và tạo những lỗ lã cho các doanh nghiệp, lớn và nhỏ. Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất được giá trị. Không chỉ vì một vài lời nói, một vài biện pháp hành chính mà nền kinh tế có thể quay lại trật tự của nó.

Trí thức Việt Nam vẫn coi chuyện làm quan là con đường mà mình muốn đi. Còn việc kinh doanh lại quá nhiều vất vả và rủi ro. Trong quan sát phiến diện của tác giả Alan Phan thì nhiều quốc gia, dân tộc thích làm ăn thường có mức sống cao hơn và thu nhập khả quan hơn các nước láng giềng. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố như văn hóa, cơ chế chính phủ, nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến sự thành công. Trong mỗi người dân Việt Nam đều có máu làm quan. Dân ta thường có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ” Chính tư tưởng bám rễ đó đã ăn sâu vào tiềm thức chúng ta, mà không chỉ bản thân mà gia đình chúng ta cũng mong muốn con cái họ có chức, có quyền để giúp đỡ những người khác trong gia đình. Làm doanh nhân vất vả và mất nhiều thời gian quá.

Phần 2: Vấn nạn kinh tế - xã hội

Trong quan điểm đổi mới để cạnh tranh ra biển lớn. Doanh nhân Việt cần khắc phục hai điểm yếu là quản lý tài chính và đạo đức kỷ cương. Dòng tiền nên được quản lý chặt chẽ. Tiền thu vào phải luôn nhiều hơn tiền ra. Tiền thu gồm doanh thu, tiền khách trả nợ, tiền vay ngân hàng, tiền của nhà cung cấp, của khách hàng, tiền vốn của các cổ đông, tiền dự trữ… Tiền chi ra là tất cả các chi phí như nhân viên, vật liệu, văn phòng, tiền nợ đáo hạn, hay dài hạn, tiền đầu tư để khuếch trương hay để đem vào bãi rác, tiền bôi trơn, tiền dự phòng cho sự cố.

Ngoài dòng tiền thì nhà quản trị tài chính cũng nên quan tâm đến các việc đo lường hiệu quả cho doanh nghiệp. Các chỉ số như IRR (tỷ lệ hoàn trái nội bộ), ROI (hoàn trái trên đầu tư), ROA (hoàn trái trên tài sản), acid test (tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn) đều là những tín hiệu để xác định hiệu năng của các doanh nghiệp so với xí nghiệp đối thủ. Ngân sách đề ra phải được bộ phận tuân theo thủ thực thi, mọi điểu chỉnh về cắt giảm thất thường phải được nghiên cứu cụ thể. Mọi phát triển, đầu tư nên được tính toán kỹ lưỡng. Người quản lý tài chính nên lo về vấn đề tiền vốn trước khi muốn mở rộng kinh doanh. Nhiệm vụ nữa của người quản lý tài chính là kê khai minh bạch các báo cáo tài chính kịp thời. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp hiện nay làm được điều đó.

Về vấn đề đạo đức kỷ cương, các nhà quản lý đang mắc phải đó chính là sự cẩu thả trong việc xây dựng văn hóa công ty, chưa hiểu rõ được giới hạn của doanh nghiệp mình để có kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững. Người lãnh đạo cần nắm rõ mục tiêu để đưa ra những bước đi phù hợp cho doanh nghiệp, đồng thời cũng cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết để chèo chống công ty trước những khủng hoảng bất ngờ. Một doanh nghiệp sống và làm việc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Yếu tố sáng tạo chính là chìa khóa thành công, chiếm được sự tin tưởng và trái tim người tiêu dùng. Khách hàng chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Một yếu tố quan trọng khác trong cương vị lãnh đạo là tôn trọng quyền lợi của các cổ đông yên lặng hay thiểu số.

Nhiều vị quản lý Việt không hiểu rằng tiền góp vốn từ chính phủ (doanh nghiệp nhà nước), hay cổ đông công chúng (public) hay các quỹ và các đầu tư cá nhân, ngay cả vốn vay từ ngân hàng là tiền của người khác (OPM), không phải tiền của riêng mình.

Hai vũ khí quan trọng nhất mà các nhà doanh nghiệp tuy có nhưng lại không biết tận dụng và phát triển đó chính là các chương trình huấn luyện liên tục và các quyền mua cổ phiếu để buộc nhân viên phụ thuộc vào công ty trong hợp tác lâu dài. Nhưng trên hết ban quản lý nên dựa vào năng lực nhân viên để đánh giá chứ không dựa trên các quan hệ hay bằng cấp. Sau cùng một doanh nghiệp muốn đứng vững được phải gắn mình với trách nhiệm xã hội và quan hệ với mọi người. Công ty, xí nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và xử lý rác thải. Mặt khác luôn giữ chữ tín, không lừa bịp khách hàng, làm giả hàng nhái, tăng giá, PR tạo sốc hay nói xấu đối thủ.

Trong khi doanh nhân thường than phiền về cơ chế hay thủ tục lỗi thời của chính phủ, về thị hiếu sính ngoại hay ham rẻ của khách hàng, về điều kiện suy thoái của kinh tế toàn cầu… chúng ta cũng cần nhìn lại chính mình để khắc phục những yếu kém căn bản trong quá trình đổi mới để cạnh tranh…

Ngoài những yếu kém về mặt quản lý tài chính và đạo đức kỷ cương, doanh nhân Việt Nam còn đang lún sâu vào căn bệnh đầu tư đa ngành, mà theo tác giả Alan Phan đầu tư đa ngành chắc khác gì một căn bệnh hoang tưởng. Căn bệnh đó xuất phát từ lòng tham và sự hoang tưởng, nhiều doanh nhân cứ tự mặc định cho việc thành công trong lĩnh vực này tất yếu chắc chắn sẽ thành công ở lĩnh vực khác. Ngoài yếu tố lòng tham, sĩ diện còn do tư duy làm ăn chộp giật, manh mún. Tất cả cũng do tư duy hiện nay làm ăn chỉ dựa trên quan hệ thay vì mồ hôi, nước mắt.

Họ nghĩ quan hệ sẽ thắng được đối thủ. Nhiều người đầu tư theo đám đông, bầy đàn. Khi thấy vài người kiếm được tiền trong chứng khoán thì nhà nhà lên sàn chơi. Nhưng khi chứng khoán đi xuống, lại thấy nhiều người kiếm bộn tiền từ địa ốc thì lại ào ào đổ vào bất động sản…

Đầu tư đa ngành kiểu này giống như nhét người bệnh vào ở cùng người khỏe, để cho người khỏe lây bệnh theo. Con bệnh không thể vì ở với người khỏe mà hết bệnh được. Lấy tiền của người mạnh đem chia cho người yếu thì cũng sẽ yếu thôi. Nếu doanh nghiệp đã tốt thì nên đầu tư để khuếch trương lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thay vì đi nuôi nhiều công ty con yếu. Nguyên tắc kinh doanh căn bản là không ném đồng tiền tốt vào cùng với những đồng tiền xấu.

Một điểm yếu khác trong kinh doanh hiện nay là kinh doanh du kích. Thế mạnh của loại hình này đồng thời cũng gây ra những sai lầm của nó. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghe đến chiến thuật đánh du kích. Chiến thuật này thường được sử dụng bởi các nhóm nhỏ, vì không đủ nguồn lực để đối đầu trực tiếp với đối phương, họ sẽ tập trung vào các trận chiến nhỏ, ưu điểm của nó là tấn công nhanh, rút lui nhanh, tạo yếu tố bất ngờ, dựa vào gan dạ và sáng tạo làm hao mòn đối phương cho đến khi họ chán nản, bỏ cuộc. Áp dụng trong kinh doanh thì đây là thủ thuật thích hợp dành cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, còn nhỏ lẻ, vốn không nhiều. Lợi thế để chống lại các đối thủ cạnh tranh là tiêu xài tiết kiệm, làm ăn khôn ngoan, mưu mẹo để tạo hiệu quả lớn. Nhưng nếu lãnh đạo cứ mãi gò bò trong chiến lược du kích thì doanh nghiệp sẽ mãi không phát triển được. Họ sẽ ngại ngùng khi ra một môi trường đế cạnh tranh, và nếu đó là môi trường xa lạ, thì xác suất họ tham gia là rất thấp. Tiếp theo vì chiến thuật du kích lựa theo thời mà phát binh nên sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, đầu tư không lâu dài và bền vững. Tư duy du kích cũng phản ánh lối văn hóa không minh bạch, song phẳng của những nhà kinh doanh trên thị trường. Lớp ngụy trang của các công ty này cũng gây vấn nạn cho đối tác làm ăn, nhân viên và khách hàng. Doanh nghiệp du kích ngại dùng người ngoài, chỉ tin tưởng người quen, không muốn giao tiếp với người lạ, coi quan hệ là cột sống quan trọng hơn sản phẩm, khách hàng và kế hoạch phát triển.

Chiến tranh Việt Nam đã qua đi rất lâu rồi nhưng Bao giờ chúng ta mới bỏ được khu rừng rậm rạp trong đầu óc chúng ta?

Cuối cùng sau tất cả ai trong số tất cả chúng ta cũng đều mong muốn trở thành một người thành đạt.

Tôi luôn nghĩ là một con người khi vượt qua những nhu cầu hối thúc về cơm áo và có chút tự do, giá trị đẳng cấp của họ phải được định lượng trên sáu khía cạnh để được tạm gọi là thành đạt: sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, xã hội, tiền bạc và tâm linh. Theo sáu tiêu chuẩn này thì chắc chắn cá nhân tôi không phải là con người thành đạt, ngay cả trong vài chục năm tới khi tôi gần xuống lỗ. Thực vậy, thành đạt sao được khi định giá con người mình qua sáu tiêu chí trên, tôi phải tự nhận là mình còn nhiều thiếu kém.

Để trở thành một con người thành đạt theo định nghĩa hiện nay, thì có mấy ai có thể. Bạn có dám hi sinh sức khỏe của mình để làm việc liên tục 16 giờ mỗi ngày, và những chuyến bay liên tục, sự mệt mỏi do chênh lệch múi giờ. Thêm vào đó bạn còn phải bỏ ra thời gian cập nhật tin tức, bổ sung trí tuệ. Còn những liên hệ gia đình, xã hội, bạn bè, tình yêu, chúng ta có dám bỏ hết để theo đuổi tiền bạc, danh vọng?

Trong con người “không thành đạt” của tôi, một điều luôn làm tôi hạnh phúc: tâm linh bình an và giác ngộ. Tôi học cách tha thứ cho mình, cho người; tôi không ghen tị, giận hờn với ai hay với hoàn cảnh nào; tôi biết ơn và biết yêu thương, trân trọng từng niềm vui nho nhỏ đến với đời sống mỗi ngày.

Hạnh phúc của người thành đạt chính là được những điều gì mình thích chứ không phải ràng buộc với những điều mình ghét để đạt được thành công.

Phần 3: Tư duy về giải pháp

Trong các phân tích về cơ hội đầu tư hay tài trợ của Quỹ Viasa, ban tín dụng luôn lưu ý đến hay hai yếu tố then chốt: lợi thế cạnh tranh của dự án và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý. Ở một bình diện lớn, nền kinh tế nửa thị trường nửa xã hội của Việt Nam đang đối đầu với cả hai vấn nạn này.

Nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạo hóa, đầu tư nhiều vào ba ngành là ô tô, điện tử và thép. Tuy nhiên việc đầu tư vào các ngành này không đem lại hiệu quả hay một lợi thế cạnh tranh nào cho Việt Nam trên thị trường quốc tế. Công nghệ cổ điển của chúng ta không có lợi thế cạnh tranh, nhưng nông nghiệp không yếu kém đến độ phải để toàn bộ dân về thành phố làm nhân công và sinh sống trong các khu ổ chuột. Đội ngũ quản lý kinh tế còn yếu kém, kinh tế vĩ mô hay doanh nghiệp đều thiếu kỹ năng vì nền giáo dục còn tụt hậu, trọng lý thuyết, ít thực hành.

Theo tác giả Alan Phan đã đưa ra ba việc làm đơn giản để chính phủ có thể làm để khắc phục những lỗ hỏng trong kinh tế:

-Để người dân làng xã bầu lên các “quan điều hành” như ở Trung Quốc. Đại diện do dân bình chọn sẽ tránh được những áp đặt phi lý từ bộ máy quan lieu cồng kềnh.

-Khuyến khích và tạo môi trường tốt để hiện đại hóa nền nông nghiệp bắt đầu từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu kỹ nghệ từ các định chế giáo dục và sử dụng rộng rãi mạng lưới truyền thông để tạo phong trào.

-Gia tăng giá trị các nông phẩm bằng quy trình sản xuất cũng như tạo ra các sản phẩm đặc thù qua những nghiên cứu mới về nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

Trong nền nông nghiệp hiện đại dựa trên chất xám, chúng ta có thể dùng phần mềm để quản lý, sản xuất, nông dân trở thành những chuyên viên hàng đầu trong kỹ thuật canh tác, cũng như những doanh nhân tiếp cận với các thông tin thị trường trực tuyến.

Ngoài nông nghiệp, IT còn là một trong những ngành đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng. Ngành IT tuy cần một hệ thống hạ tầng như băng tần cáp quang hay vệ tinh rộng lớn, nhưng hạ tầng của nó không tốn kém như một hệ thống xa lộ, cảng biển, đường sắt. Nếu như đầu tư cho giao thông mà nó mãi vẫn không sự cải thiện đáng kể nào thì thay vì hủy hoại thêm những con đường, thì hãy dùng nó để đầu tư cho ngành IT. Ngành IT cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Người làm IT có thể tự do làm việc theo khả năng của bản thân. Vốn dĩ nhân dân Việt Nam có truyền thống hiếu học, lại sẵn có lực lượng trí thức lớn vậy sao không đầu tư và phát triển lâu dài cho nó.

Quan trọng nhất là nếu kiếm được tiền từ IT, chính phủ và người dân có thể bớt phá rừng, bán khoáng sản hay đem rác công nghệ về chôn cất giùm cho các láng giềng hữu hảo.

Và giới trẻ ngày nay là một trong những động lực lớn để phát triển nền kinh tế. Muốn có điều kiện cần để tạo động lực cho mọi hành trình kinh doanh tác giả đã nêu ra 5 điểm mấu chốt:

-Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người

-Lợi thế cạnh tranh

-Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức đòi hỏi

-Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro

-Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức

Thương trường hiện nay đang xuất hiện hiện tượng cờ bạc hóa trong rất nhiều hoạt động. Trên mọi sàn giao dịch hàng hóa thì có đến 99% hợp đồng là một hình thức cờ bạc vì chỉ có 1% người mua kẻ bán là có ý định nhận hay giao hàng. Khi món hàng định dạng là lãi suất thì chỉ số phát sinh đến 100% là đánh cược.

Thực sự, bỏ đi những hăng say về nghĩa vụ xã hội còn sót lại từ một tư duy già cỗi, chúng ta phải nhin nhận là những anh chị nghèo hay giàu khi đam mê cờ bạc vẫn có rất nhiều cách khác để mất tiền, và họ đã mất phần lớn rồi. Không những qua các số đề hay cá cược hay các sòng bài bên Campuchia, Singapore…, mà qua bất động sản, chứng khoán và lối kinh doanh đòn bẩy dùng tiền người khác (OPM).

Phần 4: Góc nhỏ bình yên

Kinh thánh cũng khẳng định là “ người giàu vào thiên đường khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thể nói là tôi không yêu tiền, nếu không phải là thù ghét…

Tuy nhiên, tôi khám phá ra rất nhanh một điều: Hầu hết những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần” và “yêu” tiền.

Sức quyến rũ của đồng tiền là vô cùng lớn. Chính tác giả Alan Phan cũng từng rơi vào mặt tối của quyền lực này.

Tôi bắt đầu say đắm người vợ (tiền) mà mình đã không biết yêu khi cưới. Tôi yêu tiền như một đứa bé lần đầu bước vào tiệm kẹo. Trong các lớp tâm lý sơ đẳng, sách vở dạy rằng con người bị chi phối và thúc đẩy bởi bốn động lực chính: quyền lực, danh vọng, tiền bạc và “hóc môn” (hormones). Hóc môn là ăn, nhậu, sex và thuốc. Mỗi người một kiểu, người thích món này hơn món khác, người thích vài món, những anh chị mê cả bốn món thường vào tù rất sớm. Tôi thì chỉ thích tiền.

Suốt từ thời trung niên đến gần đây ông đều cảm thấy đồng tiền là tất cả. Ông tự biết bản thân đã quên mất đi những mặt trái của nó để rồi chỉ còn chìm đắm trong những lợi ích mà nó mang lại. Đồng tiền có thể cho tất cả thứ ta muốn nhưng chúng ta sẽ mãi mãi bị trói buộc với nó. Kiếm được nhiều tiền, nhà kinh doanh phải buộc mình trách nhiệm với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với doanh nghiệp, với cả cộng đồng xung quanh. Bạn không được phép mắc sai lầm. Khi giàu có đồng nghĩa với việc chúng ta mất đi nhiều thời gian cho bản thân, sự bận rộn khủng khiếp ập đến, những báo cáo, tin tức, email, điện thoại công việc, đối tác làm ăn. Rồi đến những hoạt động xã hội thiện nguyện.

Dù rộng lượng, những người trong chúng tôi cũng không mong muốn danh nghĩa hay tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa, khi mở lòng giúp với vài trăm đô la nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức tạp khi số tiền lên đến cả triệu đô la. Bộ phận kế toán, thuế vụ, pháp lý và PR phải nhảy vào để khán duyệt và chỉ dẫn.

Và như theo Sartre từng nói rằng: “Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu”.

Giàu có và tiền bạc cũng không phải là một điều gì xấu. Thực sự tôi cũng muốn mình trở nên giàu có vì lúc đó mới có thể giúp đỡ được nhiều người. Lời cha sứ nói với ngài Alan Phan thực sự là những triết lý rất đúng đắn.

Con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo.

Nếu mình không nhận, không tích tụ, thì lấy gì để cho. Muốn giúp người dốt nát, phải thu nhận kiến thức; để giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi “cho” là mục tiêu số một của đời sống, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại; vì ai cũng hiểu rằng, khu lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chính, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khác hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và công sức nào còn lại để “cho”?.

Việt Nam có thể có nhiều điều còn tiêu cực mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Nhưng mọi vật đều có 2 mặt, tích cực và tiêu cực. Hãy điều chỉnh để có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về mọi vấn đề. Hãy thông thái trước mọi tin tức, xem xét kĩ càng trước khi đưa ra nhận định về mọi việc. Việt Nam nơi đây còn có rất nhiều điều tươi đẹp đáng để chúng ta sống, tận hưởng và bảo vệ. Xin đừng ghét chính nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên.

Tôi có thể tiếp tục với những điều yêu thích khác; hay tôi cũng có thể để tâm tư quay lại một góc cạnh khác, viết thêm những điều tôi không ưa về Việt Nam. Nhưng đó là tư duy và cảm xúc cho một ngày khác. Tôi trân trọng những ân phúc Trời cho và tôi biết ơn những người quen kẻ lạ đã để lại những dấu ấn tuyệt vời trong tâm hồn mình.

Mỗi người đều hưởng nhận những may mắn đến cho cuộc sống, nhiều hay ít; nhưng cái may mắn lớn nhất là nhận diện ra được cái may mắn của mình. Việt Nam quê hương tôi là một chàng lãng tử đã trải qua bao biến động đắng cay và tàn nhẫn của thời thế và lựa chọn; nhưng cũng là một cô gái tuổi 13 vừa theo cha mẹ lên chùa Hương với bao hy vọng xa và mộng ước gần. Tình yêu tuổi măng tre và khôn ngoan của tóc bạc nên một phiên khúc nhạc không kém Blauen Donau của Johann Strauss.

Lời kết

Tôi đã nghe và đọc được kha khá những điều không tốt đẹp về đất nước mình. Nhưng cũng như tác giả tôi vẫn đang và sẽ không ngừng yêu quý đất nước của tôi. Chúng ta có quyền lựa chọn thứ chúng ta muốn tin. Nhưng tôi tin rằng sẽ chẳng và sẽ không bao giờ có một bữa ăn nào miễn phí cả. Để có được một thứ chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ để có được. Vậy bạn có sẵn sàng hi sinh mình để đánh đổi thứ bạn muốn không? Bạn có dám đổ xương, máu, mồ hôi và cả nước mắt không? Bạn có dám chịu đựng sự chia ly hay không? Chúng ta đều mong muốn thứ tốt đẹp sẽ đến. Nhưng có vẻ nói thì sẽ dễ dàng hơn làm. Và vì bữa ăn này tôi không phải mất thứ gì để trả, vậy nên tôi sẽ cố gắng giữ gìn, bảo vệ và trân trọng nó.

Tác giả: Mai Hương - Bookademy

----------------------------------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: partner.bookademy@gmail.com

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Alan Phan không chỉ là một doanh nhân mà còn là một triết gia trong kinh doanh. Trong Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí, ông nhấn mạnh rằng thành công không chỉ là kiếm thật nhiều tiền mà còn là biết cân bằng giữa công việc, cuộc sống và giá trị bản thân.

Điểm nổi bật của cuốn sách chính là cách tác giả khéo léo kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế và triết lý sống. Ông chia sẻ về những lần thất bại cay đắng, nhưng cũng kể về những khoảnh khắc đáng tự hào khi đạt được thành quả. Điều này giúp người đọc cảm nhận rằng cuộc sống không chỉ toàn màu hồng mà luôn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Alan Phan cũng đề cập đến những bài học về cách xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh. Ông nhấn mạnh rằng sự chân thành và thấu hiểu luôn là chìa khóa để tạo nên những mối quan hệ bền vững. Đây là một bài học quý giá cho những ai đang tìm kiếm sự thành công trong sự nghiệp.

Cuốn sách mang đến thông điệp rõ ràng: “Không có điều gì là miễn phí trong cuộc sống.” Đọc tác phẩm này, người ta không chỉ học cách làm giàu mà còn biết trân trọng những giá trị mà mình đang có. Đây là một cuốn sách đáng để đọc và suy ngẫm, đặc biệt là trong thời đại đầy biến động như hiện nay.

Cuốn sách Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí của Alan Phan mang đến một góc nhìn rất thực tế về kinh doanh và đời sống. Từ cách ông diễn giải về những quy luật thị trường cho đến những bài học sâu sắc về sự nghiệp, tất cả đều được thể hiện qua lăng kính của một người từng trải và đầy kinh nghiệm.

Alan Phan khẳng định rằng không có điều gì trong cuộc sống là miễn phí. Dù bạn muốn đạt được điều gì, bạn đều phải đánh đổi một thứ gì đó, có thể là thời gian, công sức, hoặc thậm chí là những thất bại đau đớn. Câu chuyện của ông là minh chứng rõ ràng cho điều này. Những năm tháng lập nghiệp ở Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam được tác giả tái hiện bằng giọng văn chân thực, dễ hiểu, nhưng lại vô cùng sâu sắc.

Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn kinh doanh mà còn lồng ghép những triết lý nhân sinh đậm chất thực tế. Một trong những thông điệp nổi bật nhất mà Alan Phan nhấn mạnh là: "Dám thất bại mới có thể thành công." Điều này khích lệ người đọc vượt qua nỗi sợ hãi để bước ra khỏi vùng an toàn.

Cuốn sách này không chỉ dành riêng cho doanh nhân mà còn là nguồn cảm hứng cho bất kỳ ai đang tìm kiếm sự phát triển và định hướng trong cuộc sống.

Trong Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí, Alan Phan chia sẻ những câu chuyện kinh doanh từ chính cuộc đời ông, từ khi bắt đầu với đôi bàn tay trắng đến khi trở thành một doanh nhân thành công ở nhiều lĩnh vực. Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa những bài học kinh nghiệm mà người đọc có thể áp dụng vào thực tế.

Điều làm cuốn sách nổi bật chính là sự chân thực. Tác giả không ngại kể về những lần thất bại, những sai lầm trong quyết định kinh doanh, và cả những thời điểm khó khăn khiến ông suýt từ bỏ. Qua đó, ông truyền tải thông điệp rằng thất bại không phải là điều gì đáng sợ, mà ngược lại, đó là bài học để trưởng thành.

Alan Phan cũng đưa ra những phân tích sắc sảo về thị trường, văn hóa và con người. Ông nhấn mạnh rằng một doanh nhân thành công phải biết thích nghi, hiểu rõ đối tác và không ngừng học hỏi. Với phong cách viết cuốn hút, tác phẩm như một cuộc trò chuyện gần gũi với người đọc, giúp họ cảm thấy được khích lệ để theo đuổi ước mơ.

Cuốn sách không chỉ là một tài liệu học thuật về kinh doanh mà còn là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Với những ai đang tìm kiếm một hướng đi hoặc muốn hiểu rõ hơn về cách vượt qua thử thách trong sự nghiệp, Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Cuốn sách Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí của Alan Phan không chỉ là một tập hợp những câu chuyện kinh doanh thực tế, mà còn là một tác phẩm thấm đẫm triết lý sống sâu sắc. Với giọng văn giản dị, gần gũi, tác giả mang đến những bài học quý giá mà bất kỳ ai, dù là người mới khởi nghiệp hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, đều có thể rút ra được giá trị.

Alan Phan không dùng những lý thuyết hào nhoáng, thay vào đó, ông kể lại những trải nghiệm thực tế của mình khi làm việc tại nhiều thị trường khác nhau, từ Việt Nam đến Mỹ và Trung Quốc. Qua từng chương sách, người đọc như được bước vào thế giới kinh doanh đầy thử thách, nhưng cũng rất hấp dẫn. Ông nhấn mạnh rằng không có thành công nào đến dễ dàng và mọi thứ đều cần được đánh đổi bằng nỗ lực, sự kiên nhẫn và đôi khi cả sự thất bại.

Một trong những điểm sáng của cuốn sách là cách Alan Phan phân tích các vấn đề xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh. Ông không ngần ngại chỉ ra những nhược điểm trong cách suy nghĩ truyền thống, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và tư duy phản biện.

Đọc Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí, người ta không chỉ học cách làm giàu mà còn học cách đối mặt với khó khăn và nhìn nhận thất bại như một phần của hành trình. Đây là một cuốn sách đáng đọc, không chỉ cho doanh nhân mà còn cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về sự bền bỉ và thực tế trong cuộc sống.

Tiến sỹ Alan Phan (1945-2015) là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Hartcourt của ông đạt mức thị giá lên đến 670 triệu USD, hiện nay đã tách thành năm công ty (HRCT, SRRY, ETLK, ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Phần III Tư duy về giải pháp Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào khủng hoảng, giải pháp tốt nhất là thực hiện theo phương châm Hãy để chúng chết đi. Thật vây, một khi biết chắc chắn sẽ không nhận được cứu giúp và tự mình phải cứu lấy mình, các doanh nghiệp sẽ tự nhiên xuất hiện sự sáng tạo và hồi sinh. Và tất nhiên, trong đó cũng có sự hy sinh mất mát, nhưng đó là định luật của thiên nhiên. Nếu mình vẫn cứ tiếp tục làm những việc gì đã làm, thì mình sẽ tiếp tục thu hoạch được những kết quả gì đã xảy đến - TS Alan Phan đã chỉ ra những thứ mỗi người cần phải thay đổi để vượt qua cơn giông bão của cuộc đời, tiến lên nấc thang mới trong sự nghiệp của mình. Thành công sẽ dành cho những ai biết nắm lấy cơ hội và dồn hết tâm huyết, thời gian, sức lực vào công việc sau khi đã tìm ra được một kế hoạch kinh doanh sáng tạo. Điều kiện để tham gia vào kinh doanh: Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người Lợi thế cạnh tranh Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công việc đòi hỏi Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro Kinh nghiệm, quan hệ và kiến thức => Xác xuất thành công sẽ lớn hơn trong việc làm quan Giải pháp tiếp cận với nguồn vốn: Cần biết mình, biết người để tìm cho ra được những nguồn vốn phù hợp với mình chứ không phải cầm hồ sơ chạy đi khắp nơi. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro cho Chủ đầu tư, doanh nghiệp cũng phải thể hiện cho Chủ đầu tư thấy được khả năng quản lý và mức độ cạnh tranh của sản phẩm với thị trường. Vốn đầu tư có ở rất nhiều nơi, vì vậy hãy biết cách quan sát và tìm cách huy động vốn một cách hiệu quả nhất. Những tư duy giải pháp hiệu quả